Nhiễm trùng sau nâng mũi có dấu hiệu gì? Cách điều trị thế nào ?

Nhiễm trùng sau nâng mũi có dấu hiệu gì? Cách điều trị thế nào ?

Phẫu thuật nâng mũi nếu không được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn trong điều kiện môi trường vô trùng thì hoàn toàn có thể xảy ra biến chứng. Vậy nhiễm trùng sau nâng mũi có dấu hiệu gì, làm sao xác định sớm được vấn đề này để có thể kịp thời xử lý.

Những dấu hiệu bị nhiễm trùng sau nâng mũi

Nếu băn khoăn nhiễm trùng sau nâng mũi có dấu hiệu gì bạn hãy chú ý tới những điều sau:

Mũi bầm tím, sưng phù

Sự tác động vào các mô mềm của mũi như cắt da, rạch, khâu chỉ thì tình trạng sưng viêm, bầm tím xảy ra khá thường xuyên. Thông thường các vết sưng tím sẽ giảm sau 5-7 ngày phẫu thuật nâng mũi, tuy nhiên với người cơ địa khó lành thì thời gian sẽ lâu hơn.

Nhiễm trùng sau nâng mũi có dấu hiệu gì? Cách điều trị thế nào ?

Nhiễm trùng sau nâng mũi ảnh hưởng đến sức khỏe

Nếu sau hơn 10 ngày, mũi bạn vẫn không có dấu hiệu giảm sưng thậm chí vết sưng lớn hơn, sậm màu hơn thì nên đến bệnh viện để kiểm tra. Điều này tránh trường hợp nhiễm trùng nặng. Ngoài ra bạn cũng nên tuân thủ việc chăm sóc vết thương, vệ sinh mũi đúng cách để tình trạng tồi tệ hơn.

Mũi bị chảy dịch

Nếu thấy các vết khâu sau phẫu thuật bị chảy mủ, chảy dịch, dịch có mùi hôi, đau nhức, khó chịu thì đây là dấu hiệu rõ ràng của việc bị nhiễm trùng sau nâng mũi. tình trạng này xảy ra do mũi không được sát khuẩn vệ sinh đúng cách trong môi trường vô trùng khiến cho vi khuẩn thâm nhập vào vết phẫu thuật.

Những miếng độn mũi nếu bị mưng mủ thì không thể cứu vãn được nữa và chỉ có thể loại bỏ. Nếu không mũi có thể bị hoại tử và phải cắt bỏ hoàn toàn rất nguy hiểm cho sức khỏe và sắc đẹp của bệnh nhân.

Mũi bị méo, lệch, đau đớn

Tình trạng nói trên có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới dáng mũi của bệnh nhân. Nguyên nhân có thể do bạn vô tình chạm mạnh vào mũi sau phẫu thuật khi chưa tháo nẹp và cắt chỉ. Lúc này bạn nên tìm đến bác sĩ thẩm mỹ để có thể điều trị kịp thời tránh gây nên những biến chứng khác nguy hiểm hơn.

Nhiễm trùng sau nâng mũi có dấu hiệu gì? Cách điều trị thế nào ?

Mũi lệch sau nâng khiến khuôn mặt kỳ dị

Nếu sau vài tuần kể từ khi làm phẫu thuật, bạn vẫn bị đau đớn vùng mũi, bị lộ sóng mũi, méo lệch thì có thể bác sĩ thực hiện kỹ thuật sai, sụn mũi kém chất lượng. Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách gỡ sụn nhân tạo ra khỏi mũi.

Mũi có dấu hiệu biến đen

Nếu vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào khoảng trống giữa biểu mô và sụn mũi sẽ gây ra tình trạng các tế bào quanh mũi chết đi và chuyển màu đen. Mũi lúc này sẽ bị sưng đen vô cùng đau nhức. Đây là giai đoạn rất nặng của tình trạng nhiễm trùng, bắt đầu chuyển sang hoại tử.

Bệnh nhân lúc này cần đến bệnh viện để rút sụn nâng và bác sĩ sẽ có xử lý các phần mô bị vi khuẩn ăn. Tuy nhiên bạn cần phải phân biệt rõ ràng giữa mũi bị hoại tử (da có màu đen đậm) sẽ khác bới mũi bị tím đen nhạt khi mới phẫu thuật. Mũi biến đen sẽ kèm triệu chứng sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, nóng rát.

Nhiễm trùng sau nâng mũi có dấu hiệu gì? Cách điều trị thế nào ?

Nhiễm trùng nâng mũi khá nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng nâng mũi

Bên cạnh câu hỏi nhiễm trùng sau nâng mũi có dấu hiệu gì, rất nhiều tín đồ làm đẹp cũng thắc mắc làm thế nào để tránh biến chứng khi phẫu thuật:

  • Không cẩn thận khi làm vệ sinh mũi hoặc vệ sinh không sạch.
  • Ăn các thực phẩm gây mưng mủ.
  • Để bụi bẩn xâm nhập vào mũi ( đi ngoài đường không che chắn, sờ tay lên mũi, sống ở môi trường ô nhiễm).
  • Bị viêm xoang chảy dịch, nước mũi xuống lỗ mũi.
  • Làm mũi ở cơ sở thẩm mỹ viện không uy tín, không vô trùng sát khuẩn đúng quy định khi phẫu thuật.

Nếu muốn nâng mũi, bạn nên tìm tới các bệnh viện, cơ sở làm đẹp có giấy phép hoạt động rõ ràng đồng thời tuân thủ chỉ dẫn lưu ý của y bác sĩ. Tuyệt đối không được va đập hoạt động mạnh sau nâng mũi. Bạn cũng cần tuyệt đối kiêng các thực phẩm lên men, khó tiêu hoặc gây kích ứng như : dưa muối, cà muối, hải sản, đồ uống có ga, rượu, bia, thuốc lá.

Nhiễm trùng sau nâng mũi có dấu hiệu gì? Cách điều trị thế nào ?

Nên nâng mũi ở cơ sở làm đẹp uy tín

Cách khắc phục nhiễm trùng sau nâng mũi

Tùy từng tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có hướng điều trị riêng để khắc phục nhiễm trùng hậu phẫu.

  • Trường hợp bệnh nhân chỉ bị sưng phù nề, tấy đỏ thì có thể chỉ định uống kháng sinh chống viêm.
  • Đối với bệnh nhân bị tụ máu ở vùng mũi thì sẽ phải dùng kim tiêm hút máu tụ ra ngoài.
  • Bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng, tái phát nhiều lần thì phải loại bỏ sụn nâng mũi nếu không sẽ dẫn đến co thắt bao xơ.
  • Trường hợp bệnh nhân nhiễm trùng nặng, có chảy dịch, mô da sưng tấy thì bác sĩ phải tháo bỏ vật liệu độn, xử lý các mô hoại tử xung quanh mũi. Sau đó rửa mũi sát khuẩn bằng dung dịch kháng sinh, khâu lại vết rạch. Sau khi vết thương hồi phục hoàn toàn ( 6 tháng -1 năm), bệnh nhân có thể nâng mũi bằng sụn tự thân.

Nhiễm trùng sau nâng mũi có dấu hiệu gì? Cách điều trị thế nào ?

Nâng mũi đẹp cho bạn gái tự tin

Những thông tin trên đây phần nào giúp bạn nhận định chính xác dấu hiệu bị nhiễm trùng sau phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Nếu muốn làm mũi đẹp, an toàn bạn hãy tham khảo dịch vụ của Kênh Thẩm Mỹ để được tư vấn chi tiết.

 

Updated: 14/06/2021 — 13:25

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *